Di sản âm nhạc Hoàng Vân được tái hiện trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Cho muôn đời sau” do Cục Công tác Chính trị, Bộ Công an chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm tổ chức nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2025), 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ diễn ra vào hai đêm 24 và 25/7, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).

Chương trình giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu từ hơn 700 tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân - người đã gắn bó trọn vẹn sự nghiệp của mình cho âm nhạc.

Di sản âm nhạc Hoàng Vân được tái hiện trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau” - 1

Nhạc sĩ Hoàng Vân. Ảnh: TL

Nội dung các tác phẩm tập trung vào chủ đề ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ngợi ca những tấm gương chiến sĩ, trong đó có lực lượng Công an nhân dân, ca ngợi quê hương, đất nước và cuộc sống tươi đẹp.

Chương trình gồm 2 chương. Chương I “Hồi tưởng” gợi lại những dấu mốc lịch sử đến khát vọng tương lai được ghi bằng âm thanh cuộc đời của chính nhạc sĩ Hoàng Vân với các tiết mục như: “Giao hưởng số 2”, “Tưởng niệm” (chương 1), “Tôi là người thợ lò”, “Người chiến sĩ ấy”, “Bài ca giao thông vận tải”.

Riêng tác phẩm “Quảng Bình quê ta ơi” được làm mới với sự kết hợp giữa tiếng đàn nguyệt của NSND Cồ Huy Hùng cùng Dàn nhạc Giao hưởng.

Điểm nhấn của chương trình là bản phổ nhạc bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh do nhạc trưởng Lê Phi Phi khôi phục lại văn bản gốc.

Chương II “Cho muôn đời sau” mở ra một không gian tươi sáng và giàu sức sống, thể hiện tinh thần kiến thiết và vẻ đẹp của đất nước thanh bình qua các tác phẩm: “Hát ru trong đêm pháo hoa”, “Em yêu trường em”, “Con chim vành khuyên”, “Mùa hoa phượng nở”, “Tình ca Tây Nguyên”, “Khúc tâm tình người thủy thủ”, “Hát về cây lúa hôm nay”, “Bài ca người giáo viên nhân dân” và bản mashup “Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”.

Bên cạnh một số bài ca nổi tiếng đi cùng năm tháng, chương trình giới thiệu nhiều tác phẩm khí nhạc, giao hưởng, tổ khúc, hợp xướng thiếu nhi, tác phẩm cho độc tấu và dàn nhạc. Nhiều bản được phục dựng từ tư liệu gia đình, công diễn lại sau thời gian dài vắng bóng.

Di sản âm nhạc Hoàng Vân được tái hiện trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau” - 2

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ.

Đặc biệt, trực tiếp tham gia thực hiện chương trình có 2 người con của nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc trưởng Lê Phi Phi – chỉ huy đêm nhạc và TS. Lê Y Linh – người viết kịch bản chương trình. 

Chương trình quy tụ hơn 200 nghệ sĩ với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi, các dàn nhạc và hợp xướng chuyên nghiệp, cùng nhiều thế hệ học trò, cộng sự của nhạc sĩ Hoàng Vân như: NSND Xuân Bình (đàn bầu), NSND Vương Hà (ngâm thơ), NSƯT Đăng Dương, Trọng Tấn, Đào Tố Loan, Thành Lê, Trần Trang, Trường Linh, nhóm Oplus cùng các nghệ sĩ Trinh Hương (piano), Thư Hương (flute), Quyền Thiện Đắc (saxophone)... Chương trình cũng có sự tham gia của nghệ sỹ violin đến từ Bắc Macedonia - Lydia Dobrevska.

Theo Ban Tổ chức, chương trình “Cho muôn đời sau” không chỉ là không gian tôn vinh âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân mà còn là minh chứng cho sức sống lâu bền của những tác phẩm đi cùng năm tháng, có giá trị nghệ thuật và sức lan tỏa trong lòng công chúng yêu nhạc nhiều thế hệ trong nước và ở nước ngoài. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa trong dịp kỷ niệm những dấu mốc trọng đại của đất nước, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí xây dựng quê hương giàu đẹp trong mỗi người Việt Nam hôm nay và mai sau.

Nhạc sĩ Hoàng Vân (1930-2015) là một trong những tên tuổi lớn của âm nhạc Việt Nam. Ông để lại hơn 700 tác phẩm đa dạng ở hình thức, thể loại và hình thức: Ca khúc, hợp xướng, nhạc phim, giao hưởng, khí nhạc, nhạc thiếu nhi... một di sản phong phú trong đó có nhiều tác phẩm trở thành biểu tượng văn hóa, song hành cùng đất nước. Với vốn kiến thức âm nhạc sâu rộng, tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc và lòng yêu nước mãnh liệt, Hoàng Vân đã tạo nên những tác phẩm có sức sống trường tồn trong lòng công chúng. Tháng 4 vừa qua, bộ sưu tập tác phẩm của ông được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bảo tàng Tác phẩm Hậu chiến tranh - Minh Chuyên: Sức lan toả lay động trái tim

Bảo tàng Tác phẩm Hậu chiến tranh - Minh Chuyên: Sức lan toả lay động trái tim

Sự xuất hiện “Bảo tàng Tác phẩm Hậu chiến tranh - Minh Chuyên” ở làng Thọ Lộc, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình không chỉ là công trình về văn chương – báo chí – điện ảnh mà còn là sự độc đáo của kiến trúc ngoài trời mô phỏng một giai đoạn lịch sử hào hùng, vĩ đại nhất về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và sự hi sinh đến tột cùng của dân tộc. Nơi đó đã v

Bất ngờ sức tiêu thụ vàng ở đất nước tỷ dân

Bất ngờ sức tiêu thụ vàng ở đất nước tỷ dân

Tiêu thụ vàng tại Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm 2025 giảm 3,54% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi nhu cầu mua trang sức lao dốc, người dân lại gia tăng mua vàng miếng và tiền xu để đầu tư. Diễn biến này cho thấy sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng giữa bối cảnh giá vàng tăng cao và tâm lý lo ngại rủi ro gia tăng.

Giá vàng đổ đèo cuối tuần: Tuần này ra sao?

Giá vàng đổ đèo cuối tuần: Tuần này ra sao?

Tuần qua, giá vàng biến động mạnh nhưng kết thúc không mấy tích cực, khi các nhà đầu tư Phố Wall tỏ ra dè dặt trong khi nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn kỳ vọng vào xu hướng tăng. Cùng lúc, giới phân tích cảnh báo về khả năng điều chỉnh nếu các dữ liệu kinh tế và quyết định lãi suất từ các ngân hàng trung ương đi theo hướng không thuận lợi cho kim loại quý.

MU cao tay “trả đũa” Brentford, bất ngờ muốn cuỗm sao trẻ sáng giá

MU cao tay “trả đũa” Brentford, bất ngờ muốn cuỗm sao trẻ sáng giá

Man United vừa thực hiện “đòn phủ đầu” hoàn hảo với Brentford, chỉ vài ngày sau khi hoàn tất thương vụ mua Mbeumo từ Brentford, “Quỷ đỏ” đã nhắm tới tài năng trẻ đang khoác áo Metz Idrissa Gueye, mục tiêu mà Brentford đã theo sát suốt thời gian qua khiến đội chủ sân Gtech Community hoàn toàn mất quyền đàm phán.