11 đơn vị tham gia Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024

Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 9/11 tại Rạp Công nhân, Rạp Đại Nam và các nhà hát trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng được tổ chức định kỳ 2 năm/lần nhằm nâng cao giá trị văn hóa, nghệ thuật Thủ đô; giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang của Hà Nội ngàn năm văn hiến, của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Nội trong suốt chặng đường đấu tranh, xây dựng và phát triển Thủ đô anh hùng, Thành phố Vì hòa bình.

Liên hoan lần này là hoạt động nghệ thuật quy mô toàn quốc nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Tại đây, quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.

11 đơn vị tham gia Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 - 1

Ảnh minh họa.

Theo Ban Tổ chức, có 11 đơn vị tham gia liên hoan với 11 vở diễn dự thi bao gồm: Khoảng trống (Nhà hát Kịch Hà Nội), Cánh cửa khép hờ (Nhà hát Cải lương Việt Nam), Hồ Xuân Hương (Đoàn Chèo Hải Phòng), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Nhà hát Chèo Quân đội) Ông không phải là bố tôi (Nhà hát Kịch Tuổi Trẻ), Hoàng đế cờ lau (Nhà hát Múa rối Thăng Long); Sóng ven đô (Nhà hát Chèo Bắc Giang), Người hát ả đào (Nhà hát Chèo Hà Nội), Lý Thường Kiệt (Nhà hát Cải lương Hà Nội), Lộ hàng (Sân khấu Lucteam), Hoàng thành Thăng Long (Nhà hát Múa rối Việt Nam.

Các tác phẩm tham dự liên hoan đều có chủ đề, tư tưởng, nội dung rõ ràng; phản ánh sinh động về mọi mặt của đời sống xã hội, đất nước, con người Việt Nam. Nhiều tác phẩm có nội dung gắn với địa danh, lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội trong quá khứ và hiện tại; đề cao cái đẹp và các giá trị nhân văn; lên án cái xấu, cái ác, sự thấp hèn, có tác động tích cực đến đời sống xã hội, thể hiện rõ các chức năng, nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ trong tác phẩm.

Mỗi tác phẩm có thời lượng từ 90 phút đến không quá 150 phút. Riêng với nghệ thuật xiếc và múa rối, Ban Tổ chức sẽ xem xét cụ thể thời lượng của từng tác phẩm. Các tác phẩm phải đáp ứng tiêu chí chưa từng tham dự các Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức.

Ban Tổ chức sẽ trao bằng chứng nhận kèm tiền thưởng cho các vở diễn, diễn viên đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc và Giải Xuất sắc (nếu có) cho các thành phần sáng tạo (tác giả, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, biên đạo múa).

Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 dự kiến được diễn ra vào 19 giờ 30 ngày 1/11 tại Rạp Công nhân (42 phố Tràng Tiền, Hà Nội).

Hương Thảo

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đọc “Tiếng Khèn” của Trần Đàm

Đọc “Tiếng Khèn” của Trần Đàm

Vì tôi không biết đây là tập thơ thứ năm của Trần Đàm, nên “Tiếng Khèn” cứ đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tại sao một người rất giỏi về nhiếp ảnh lại làm thơ khá thế? Ấn tượng nhất là mảng thơ viết về miền núi. Vẫn những cảnh người ta thường bắt gặp trong thơ của các cây bút khác, nhưng trong “Tiếng Khèn”, nó hoàn toàn khác, đó là những gì rất ri