Để công nghiệp điện ảnh Việt Nam là một trong những mũi nhọn của công nghiệp văn hóa

Có muôn vàn những vấn đề cần giải quyết để “phát triển nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh đương đại vì sự phát triển bền vững” (theo Đề án Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia “Phát triển nghệ thuật ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Từ kinh nghiệm của Điện ảnh Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ... và nhiều nền điện ảnh phát triển khác, cho thấy, sự phát triển bền vững không chỉ ở vài bộ phim hay, phim đông khán giả, mà còn là những tác phẩm đoạt được giải thưởng điện ảnh danh giá trên thế giới.

Việc tạo nên những bộ phim kể trên không chỉ chinh phục được giới chuyên môn bởi ý tưởng vô cùng độc đáo mà còn được đông đảo khán giả đón nhận, thể hiện rõ tầm nhìn của những nhà đầu tư sản xuất giàu kinh nghiệm. Việc đầu tư cho những ý tưởng mới lạ trong điện ảnh, thường xuyên đỡ đầu các dự án điện ảnh độc đáo, hỗ trợ các nhà làm phim tài năng sẽ trở thành bài học lớn về phát triển điện ảnh.

Để công nghiệp điện ảnh Việt Nam là một trong những mũi nhọn của công nghiệp văn hóa - 1

Một số bộ phim điện ảnh Việt Nam

Một số giải pháp cụ thể có thể kể đến như:

Một là, việc nhà nước chỉ căn cứ vào một vài bộ phim tư nhân đạt doanh thu lãi vài trăm tỷ để nâng thuế giá trị gia tăng từ 5% lên 10% như vừa qua là điều đáng tiếc. Nhà nước nên thường xuyên quan tâm đồng hành cùng chiến lược xây dựng các tập đoàn điện ảnh gồm những nhà đầu tư tâm huyết, có thực lực trở thành những “người mẹ đỡ đầu”, đầu tư mạnh cho điện ảnh Việt Nam, xây dựng hệ sinh thái để kích thích sự phát triển điện ảnh trong nước từ khâu tìm kiếm ý tưởng, sản xuất đến phát hành, tài trợ cho nhiều dự án phim nhiều triển vọng trở thành những bộ phim thành công của điện ảnh - chính là việc tạo dựng một hệ sinh thái điện ảnh làm bệ đỡ cho nhiều bộ phim vươn cao, vươn xa. Việc tạo được hệ sinh thái tích cực, lành mạnh giúp nuôi dưỡng tác phẩm điện ảnh từ khi còn là ý tưởng đến khi thành tác phẩm xứng tầm, giúp nền điện ảnh dân tộc thực sự phát triển và phát triển bền vững.

Hai là, sự đầu tư toàn diện cho điện ảnh, ở “đầu ra”, đầu tư các cụm rạp vào loại lớn và hiện đại với hệ thống máy móc, thiết bị chiếu phim hình ảnh và âm thanh đạt chất lượng cao cũng là một trong những thành tố quan trọng góp phần đồng hành kiến tạo nên một hệ sinh thái điện ảnh bền vững và mở đường cho điện ảnh Việt Nam đến nhiều hơn với các Liên hoan phim uy tín trên thế giới.

Ba là, tích cực phát hiện, nâng đỡ cho các ý tưởng điện ảnh, hỗ trợ các nhà làm phim độc lập, tài trợ thường niên cho Giải thưởng Cánh Diều của Hội Điện ảnh, Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội, Liên hoan phim Việt Nam, Liên hoan phim Quốc tế Đà Nẵng, Liên hoan phim Quốc tế TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt là cuộc thi làm phim ngắn. Liên hoan Phim ngắn Hà Nội, Liên hoan Phim ngắn TP. Hồ Chí Minh... tìm kiếm và nuôi dưỡng các tài năng điện ảnh trong nước qua việc tài trợ ngân sách làm phim, làm bệ đỡ cho nhiều nhà làm phim trẻ có cơ hội được làm phim và tỏa sáng.

Bốn là, cần quan tâm đặc biệt đến chiến lược quảng cáo, tuyên truyền giới thiệu phim. Vai trò đặc biệt của truyền thông góp phần quan trọng trong việc gia tăng doanh thu cho mỗi bộ phim. Những chuyên mục talk show giới thiệu phim, phỏng vấn trên sóng truyền hình, kết hợp thế mạnh của nền tảng số: Tiktok, Zalo, Facebook, Viber, Instagram… cùng lan tỏa thông tin, quảng bá về bộ phim đang làm, sắp chiếu… Các giải thưởng trong nước và Quốc tế cho mỗi bộ phim xứng đáng cũng góp phần có thể gia tăng đáng kể cho nguồn thu chiếu bóng.

Năm là, đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng, thay đổi dần thói quen thưởng thức của khán giả…, nói cách khác là tạo ra một hệ sinh thái điện ảnh nhằm tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững cần hướng đến. 

Sáu là, kiến tạo một hệ sinh thái với hệ thống rạp chiếu phim, công ty sản xuất, phát hành phim... mở rộng phát hành phim trên các nền tảng xuyên biên giới, truyền hình trả tiền... để tiếp cận nhiều hơn với khán giả, nối dài sức sống của những bộ phim điện ảnh sau thời gian ra rạp. Hợp tác giữa đơn vị sản xuất với các kênh phát hành trực tuyến hay truyền hình trả tiền đã mở ra khả năng mới, giúp bộ phim có sức lan tỏa, đời sống dài lâu hơn.

Bảy là, khắc phục tình trạng manh mún, thiếu liên kết, dẫn đến việc đầu tư phát triển không hiệu quả. Tiếp tục tổ chức nhiều cuộc thi kịch bản, trại sáng tác theo từng chủ đề với các đối tượng tác giả có uy tín... khắc phục tình trạng  trao giải, nghiệm thu xong lại đành “xếp vào ngăn kéo” chờ thời...

Một hệ sinh thái điện ảnh “khỏe mạnh” bền vững cần nhất chính là sự ủng hộ của khán giả dành cho phim chiếu rạp. Ngoài nỗ lực của các nhà làm phim, của công ty sản xuất và phát hành phim, của các cuộc thi nhằm nâng đỡ tài năng trẻ, thì sự ủng hộ của khán giả dành cho những bộ phim xứng đáng mới là thành tố chính làm nên một nền điện ảnh phát triển bền vững.

Đỗ Lệnh Hùng Tú

Múa dân tộc và phát triển
Múa dân tộc và phát triển

Múa truyền thống của các dân tộc đều có chung một ý tưởng xuyên suốt một tình cảm là hướng thượng và ngợi ca. Thông...

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Đất nước”  – Một bài thơ lớn của Nguyễn Đình Thi

“Đất nước” – Một bài thơ lớn của Nguyễn Đình Thi

“Đất nước” là một bài thơ ngắn được Nguyễn Đình Thi sáng tác trong một khoảng thời gian dài (1948 - 1955). Phần đầu của “Đất nước” được tạo thành từ hai đoạn trong các bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1948) và “Đêm mít tinh” (1949), có thay đổi một số từ, riêng dòng thứ ba được thay đổi hẳn bằng một câu thơ khác. Phần sau của “Đất nước”, từ câu “Ôi nh