Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”

Thực hiện hướng dẫn số 69-HD/BTGTW, ngày 20/9/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong 03 năm 2023 – 2025; Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024); Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chỉ đạo, Thời báo Văn học Nghệ thuật thực hiện và phối hợp với Công ty Cổ phần Giáo dục EEC Việt Nam tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”.

Ban Tổ chức Cuộc thi ban hành Thể lệ Cuộc thi với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cuộc thi nhằm khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đồng thời tri ân và góp phần tuyên truyền sâu rộng những giá trị lịch sử quý báu, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam qua 80 năm xây dựng và trưởng thành.

Cuộc thi khuyến khích các văn nghệ sĩ, nhân dân và bạn đọc cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam tham dự, sưu tầm tài liệu, hình ảnh tìm hiểu về bối cảnh ra đời, quá trình xây dựng và trưởng thành cùng những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, những thành tựu của Văn học nghệ thuật về đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.

Cuộc thi góp phần khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ đối với đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng trước yêu cầu của Đảng, Nhà nước, của nhân dân và của cuộc sống; cổ vũ các văn nghệ sĩ tiếp tục lao động sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, góp phần thúc đẩy trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước, xây dựng Quân đội nhân dân thông qua việc tôn vinh những đóng góp của lực lượng quân đội.

Cuộc thi tạo sân chơi học thuật và sáng tạo, khuyến khích người dự thi tham gia nghiên cứu, tìm hiểu và thể hiện kiến thức của mình về lịch sử quân đội qua các hình thức thể hiện bài thi đa dạng, sinh động.

Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành” - 1

Lễ phát động Cuộc thi “Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng” với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra vào sáng 25/10 tại Hà Nội.

2. Yêu cầu

- Nội dung cuộc thi gắn với việc tuyên truyền về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng qua các giai đoạn lịch sử của đất nước và thể hiện được trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, của mỗi người dân đối với sự nghiệp quốc phòng toàn dân và xây dựng quân đội chính quy hiện đại.

- Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại nhằm tạo hiệu ứng truyền thông tốt đối với công chúng.

- Quá trình chấm thi đảm bảo chính xác, công bằng, minh bạch.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Tên gọi cuộc thi: Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”.

2. Phạm vi tổ chức: Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.

3. Đơn vị chỉ đạo: Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

4. Đơn vị tổ chức: Thời báo Văn học Nghệ thuật thực hiện, phối hợp Công ty cổ phần Giáo dục EEC Việt Nam tổ chức.

5. Đối tượng tham gia:

- Tất cả công dân Việt Nam, khuyến khích các văn nghệ sĩ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tham dự.

- Không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

6. Nội dung cuộc thi:

- Cuộc thi tập trung tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt 80 năm.

 - Tôn vinh các chiến công, đóng góp của Quân đội nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 - Đề cao sự phát triển của Quân đội trong thời kỳ hiện đại, vai trò quan trọng của Quân đội trong công cuộc giữ gìn hòa bình, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế.

- Gắn với các mốc lịch sử quan trọng, các dấu ấn đặc biệt của các tác phẩm văn học nghệ thuật, tạo ra sự sinh động, hấp dẫn riêng của cuộc thi.

7. Câu hỏi thi (gồm 09 câu hỏi chính và 01 câu hỏi phụ):

Câu 1. Tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam có tên gọi là gì? Được thành lập  ngày tháng năm nào? Ở đâu? Có bao nhiêu người? Ai là chỉ huy chung đầu tiên?

Câu 2. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm? Ai là Tổng chỉ huy chiến dịch? Ai là người bắt sống tướng Đờ Cát? Ai là người cầm cờ trên nóc hầm Đờ Cát? Bài hát Giải phóng Điện Biên do ai sáng tác và sáng tác vào ngày tháng năm nào?

Câu 3. Quân Giải phóng miền Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? Thành lập ở đâu? Hãy kể tên, thời gian, địa điểm một số trận đánh tiêu biểu của Quân Giải phóng miền Nam mà bạn biết? Bài hát Mỗi bước ta đi và bài hát Ta là chiến sĩ Giải phóng quân do ai sáng tác?

Câu 4. Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra từ ngày nào đến ngày nào? Quân và dân ta đã bắn rơi bao nhiêu máy bay, trong đó có bao nhiêu máy bay B52? Phi công nào của không quân Việt Nam bắn rơi máy bay B52 đầu tiên? Bài hát Tên lửa ta đánh rất hay do ai sáng tác?

Câu 5. Ngày truyền thống của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là ngày tháng năm nào? Nhiệm vụ chính của con đường huyền thoại này là gì? Bài hát Cô gái mở đườngĐường Trường Sơn xe anh qua là của tác giả nào? Kể tên một bài thơ về Đường Trường Sơn mà bạn yêu thích nhất?

Câu 6. Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu và kết thúc từ ngày, tháng, năm nào? Hãy nói về một bức ảnh tiêu biểu của sự kiện này mà bạn biết? Cho biết ý nghĩa lịch sử của Chiến dịch Hồ Chí Minh? Bài hát Như có Bác trong ngày vui đại thắng và bài hát Đất nước trọn niềm vui là của tác giả nào?

Câu 7. Tên gọi Bộ đội cụ Hồ ra đời từ khi nào? Giá trị và ý nghĩa đặc biệt của danh xưng này? “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” là câu nói của ai và nói trong hoàn cảnh nào? Bài hát Bác đang cùng chúng cháu hành quân là sáng tác của nhạc sĩ nào?

Câu 8. Hãy kể tên và tác giả 15 bài hát được quy định trong quân đội?

Câu 9. Hãy kể tên các văn nghệ sĩ quân đội được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh mà bạn biết? Hiện nay Bộ Quốc phòng có Giải thưởng nào về văn học nghệ thuật-báo chí?

Câu 10. Là một công dân Việt Nam, bạn suy nghĩ thế nào về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới? Theo bạn, có bao nhiêu người dự thi?

8. Hình thức thi

- Người tham dự bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi, bài thi được đánh máy hoặc viết tay, được đánh số trang, có bìa, ghi rõ tài liệu tham khảo và được đóng thành tập.

- Khuyến khích người tham dự trình bày bài thi sáng tạo, kèm hình ảnh tư liệu, hình ảnh minh họa; khuyến khích các bài thi có bao gồm nội dung sáng tạo văn học nghệ thuật như: sáng tác bài hát, vẽ tranh, làm thơ, phóng sự, video,…

- Bài dự thi ghi rõ các thông tin sau của người dự thi: họ tên, bút danh, nghệ danh, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng.

9. Thời gian nhận tác phẩm: Từ 25/10/2024 đến 10/12/2024.

10. Cách thức gửi bài dự thi

Ban Tổ chức nhận bài dự thi theo các hình thức:

- Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tại địa chỉ: Tòa soạn Thời báo Văn học nghệ thuật, nhà B, tầng 2, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, số 32 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội;

- Gửi bài dự thi qua thư điện tử tới địa chỉ Email: 80nam.qdnd@gmail.com

11. Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ Trao giải thưởng

- Thời gian dự kiến: Ngày 20/12/2024.

- Địa điểm: Do Ban Tổ chức chọn và thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng.

12. Nội quy cuộc thi

- Người tham dự cuộc thi đồng nghĩa với việc chấp nhận quy chế của cuộc thi.

- Người đang có án tích không được dự thi.

- Mỗi người thi có thể dự thi nhiều bài nhưng chỉ được lấy một tên và một địa chỉ.

- Người dự thi có thể có nhiều bài trúng giải nhưng chỉ được nhận một giải cao nhất.

- Ban Tổ chức không trả lại bài đã gửi về dự thi.

- Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về việc thất lạc tác phẩm dự thi trong quá trình gửi bài thi.

- Tuỳ theo kết quả vận động tài trợ, Ban Tổ chức có thể điều chỉnh giá trị Giải thưởng cho phù hợp.

- Thành viên Ban Giám khảo, Ban Tổ chức không được dự thi.

III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

Giải đặc biệt: 10.000.000đ

01 giải Nhất: 8.000.000 đ/giải

02 giải Nhì: 5.000.000 đ/giải

05 giải Ba: 3.000.000 đ/giải

10 Giải Khuyến khích: 2.000.000 đ/giải

Ban Tổ chức cuộc thi cũng trao các Giải thưởng khác:

- Bài dự thi trình bày ấn tượng nhất

- Đơn vị tập thể có đông người dự thi nhất

- Đơn vị có hình thức vận động tham gia cuộc thi đặc sắc nhất

- Người cao tuổi nhất

- Cựu chiến binh cao tuổi nhất

- Người trẻ tuổi nhất

- Người nước ngoài ở Việt Nam gửi bài thi sớm nhất

- Đơn vị Lực lượng vũ trang đông người dự thi nhất.

IV. CƠ QUAN CHỈ ĐẠO, BAN TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THỰC HIỆN, HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO, BAN THƯ KÝ

1. Cơ quan chỉ đạo: Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

2. Ban Chỉ đạo

Trưởng ban: PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Phó Trưởng ban:

- TS. Đoàn Thanh Nô, Phó Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam.

- NSND, Họa sĩ Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

3. Ban Tổ chức  

- Đơn vị tổ chức: Thời Báo Văn học Nghệ thuật

- Đơn vị phối hợp thực hiện: Công ty Cổ phần Giáo dục EEC Việt Nam

- Thành phần Ban Tổ chức:

+ Trưởng ban: Nhà văn, nhà báo Hoàng Dự, Tổng biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật

+ Phó trưởng ban:

Bà Hoàng Thanh Xuân, Phó Tổng biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật

Bà Nguyễn Khánh Hào, Trưởng ban Văn hóa Doanh nghệp Thời báo Văn học nghệ thuật- Tổng đạo diễn chương trình

Bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giáo dục EEC Việt Nam.

Bà Trần Thị An, Tổng Giám đóc công ty đầu tư & Xây dựng An Nhiên  Prodezi- Chuyên gia cố vấn Doanh nghiệp

Bà Nguyễn Mây Hồng, Tổng Giám đóc công ty cổ phần Truyền thông Sự kiện và Giải trí Ljim

Bà Thái Thị Lan Hương, Trưởng ban Đối ngoại và Quan hệ cuốc tế Thời báo Văn học nghệ thuật

Cùng các Thành viên Ban Tổ chức và Tổ Thư ký giúp việc  

4. Ban Giám khảo

- Ban Giám khảo bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử, văn học, nghệ thuật, báo chí và nhà quản lý.

- Ban Giám khảo sẽ được công bố sau khi kết thúc thời gian nhận tác phẩm để bảo đám sự công tâm, khách quan của Cuộc thi.

V. NGUỒN KINH PHÍ TỔ CHỨC

- Kinh phí tổ chức Cuộc thi được trích từ nguồn xã hội hóa của các tổ chức, doanh nghiệp tự nguyện hỗ trợ truyền thông; không sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Cuộc thi “Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng” với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành” là hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân những hy sinh, cống hiến của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Ban Tổ chức mong muốn nhận được sự tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, văn nghệ sĩ, báo chí, nhất là thế hệ trẻ để cuộc thi thành công tốt đẹp, góp phần giáo dục và tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về truyền thống lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam và của dân tộc.

Trưởng Ban Tổ chức

Nhà văn, nhà báo Hoàng Dự

(đã ký)

Ban Tổ chức

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đọc “Tiếng Khèn” của Trần Đàm

Đọc “Tiếng Khèn” của Trần Đàm

Vì tôi không biết đây là tập thơ thứ năm của Trần Đàm, nên “Tiếng Khèn” cứ đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tại sao một người rất giỏi về nhiếp ảnh lại làm thơ khá thế? Ấn tượng nhất là mảng thơ viết về miền núi. Vẫn những cảnh người ta thường bắt gặp trong thơ của các cây bút khác, nhưng trong “Tiếng Khèn”, nó hoàn toàn khác, đó là những gì rất ri